Nhiều hoạt động thiết thực trong 'Ngày hội thanh niên với biển, đảo Tổ quốc'
Năm 2024 - Năm Thanh niên tình nguyện đã đi qua với nhiều dấu ấn nổi bật của tuổi trẻ cả nước, khẳng định rõ nét lòng yêu nước, tinh thần xung kích, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ. Năm 2025 đã tới với những dấu mốc và sự kiện hết sức quan trọng của Đảng, của đất nước. Việt Nam chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để bứt phá, tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong sự nghiệp đó, thanh niên phải là những người "lĩnh ấn tiên phong" trên mọi mặt trận.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao gửi niềm tin của Đảng với thế hệ trẻ nước nhà: "Yêu cầu, nhiệm vụ đối với thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới rất vẻ vang, đòi hỏi hơn bao giờ hết, thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết, phải làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn".Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã thống nhất lựa chọn chủ đề công tác năm 2025 là "Tuổi trẻ Việt Nam tự hào, vững tin theo Đảng", để khẳng định thế hệ trẻ luôn kiên định một lòng đi theo Đảng, tự hào với những thành quả to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ nước nhà quyết tâm hành động, cống hiến góp sức dựng xây đất nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng vững mạnh, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.Để thực hiện được sứ mệnh quan trọng mà Đảng đã tin tưởng giao phó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Hoạt động của Đoàn phải đặt thanh niên làm trung tâm, làm chủ thể; phong trào phải thực chất hơn; kết quả công tác phải cụ thể hơn và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của đất nước; phương thức tổ chức hoạt động của Đoàn phải bắt kịp với xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của thanh niên, khơi sức thanh niên cống hiến cho đất nước, hỗ trợ kịp thời những nhu cầu thiết thân để thanh niên phát triển toàn diện; cán bộ Đoàn, Hội phải là những tấm gương sáng, truyền cảm hứng, quy tụ thanh niên; tổ chức Đoàn phải được xây dựng vững mạnh từ cơ sở.Những yêu cầu đó đặt ra những nhiệm vụ mới, hết sức quan trọng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chúng ta. Toàn Đoàn cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là giáo dục lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của công dân, định hướng để thanh niên thống nhất từ nhận thức tới hành động: Lý tưởng của thanh niên là kiên định với lý tưởng của Đảng; mục tiêu phấn đấu của thanh niên là góp sức vì mục tiêu của Đảng và toàn dân tộc; hành động của thanh niên là góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.Muốn vậy, công tác giáo dục của Đoàn phải kiên định những nội dung mang tính nguyên tắc; điều chỉnh phương thức phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Chuyển hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn từ một chiều thành đa chiều, có sự tương tác thường xuyên với đoàn viên, thanh niên, chú trọng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, phản hồi của thanh niên. Sử dụng nhiều phương thức để tuyên truyền, giáo dục. Tạo dựng các trào lưu tích cực trong thanh niên. Tiếp tục chuyển đổi số các hoạt động giáo dục của Đoàn. Phát huy hiệu quả các nguồn lực hiện có của Đoàn và kết hợp tổng hòa các phương thức để nâng cao chất lượng công tác giáo dục. Bên cạnh đó, cần tập trung định hướng thanh niên trước những vấn đề mới, phòng chống suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong thanh niên.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ trên nhiều mặt trong bối cảnh cách mạng chuyển đổi số. Trong cuộc cách mạng đó, thanh niên phải là những người đầu tiên, xung kích nhất. Thanh niên hiện nay là thế hệ sinh ra trong thời đại gắn với công nghệ, là lực lượng có sức sáng tạo, khả năng ứng dụng nhanh công nghệ số vào thực tiễn. Việc gắn bó với các hoạt động công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành sự vận động tự nhiên, sâu sắc trong đời sống của thanh niên.Vì vậy, Đoàn, Hội cần tập trung tổ chức các hoạt động tạo môi trường nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy và thói quen của thanh niên về chuyển đổi số, nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho thanh niên. Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về thanh niên; vận động thanh niên tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chính phủ số, xã hội số và công dân số. Muốn vậy, bản thân cán bộ Đoàn, các cấp bộ Đoàn phải tăng tốc hơn để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động của mình.Muốn tập hợp, giáo dục hiệu quả thanh niên trong bối cảnh mới, các cấp bộ Đoàn cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức các phong trào hành động cách mạng. Phong trào phải được gây dựng và có sức sống từ cơ sở, phải "khơi gợi" được những thế mạnh của thanh niên, phát huy được sức trẻ của thanh niên. Xác lập các công việc cần bám sát nhu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhất là trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng; đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của thanh niên. Cách thức tổ chức của phong trào phải thiết thực, tránh hình thức, chú trọng đến tính hiệu quả và sự tham gia thực chất của thanh niên. Kết quả của phong trào phải mang lại những giá trị bền vững cho cộng đồng, cho xã hội và sự phát triển của thanh niên.Vấn đề mang tính "then chốt" để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh niên phát huy được sức mạnh của tuổi trẻ góp sức vào sự nghiệp chung của dân tộc là xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh toàn diện. Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh gọn bộ máy, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống. Xây dựng Đoàn mạnh từ cơ sở, huy động được sức mạnh ngay tại chỗ, ngay từ địa bàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.Đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Hội phải là những người nhiệt huyết, "lo trước thanh niên, vui sau thanh niên, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau", có khả năng hoạch định, tổ chức các phong trào cách mạng thiết thực, hiệu quả, gắn bó và thật sự có uy tín trong thanh niên; phải là những người dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ khẳng định vị thế, giá trị con người Việt Nam trên trường quốc tế. Đất nước đang kêu gọi sức trẻ của thanh niên. Chúng ta nguyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức trẻ, hòa khát vọng thanh xuân của mình với khát vọng chung của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.Vụ giết vợ và 3 con gái bằng khí CO ở Khánh Hòa: Tuyên án tử hình
Về khối lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỗi ngày, Brazil đứng thứ 7 trên thế giới. Những thành viên không trong OPEC của nhóm OPEC+ không bị ràng buộc bởi các quyết sách của OPEC nhưng lại có thể cùng các thành viên OPEC thảo luận và tham vấn về những quyết sách của OPEC, của chung OPEC+ cũng như của từng quốc gia thành viên liên quan đến lượng khai thác và xuất khẩu dầu. Qua đó, họ tham gia điều tiết, tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới chiều hướng và mức độ biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.Đối với OPEC+, sự tham gia của Brazil là bước phát triển có ý nghĩa lớn bởi nhóm này vừa tăng được lượng vừa tăng được chất. Nhờ đó, OPEC+ có thể nâng cao được vai trò và gia tăng được ảnh hưởng tới kinh tế và thương mại thế giới cũng như việc điều tiết giá dầu trên thị trường thế giới dễ có được hiệu quả cao hơn.Đối với Brazil, việc tham gia OPEC+ không chỉ là chuyện kinh tế đơn thuần mà còn là chuyện đối ngoại nhạy cảm. Hạn chế để rồi tiến tới ngừng hẳn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt dầu và than đá, là một trong những biện pháp chính sách được ưu tiên hàng đầu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phục vụ công cuộc bảo vệ khí hậu. Tham gia OPEC+ cho thấy Brazil rất coi trọng việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Brazil là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị sắp tới của LHQ về khí hậu. Có thể thấy việc vẹn toàn cả lợi ích khai thác dầu mỏ để phát triển đất nước lẫn lợi ích từ bảo vệ khí hậu thật chẳng dễ dàng đối với Brazil và không chỉ với Brazil.
Gặp tai nạn lao động, một người bị lóc da đầu
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương công bố quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với 14 lãnh đạo trưởng, phó cấp phòng và tương đương.Cụ thể, có 6 lãnh đạo (1 đại tá, 5 thượng tá) là trưởng phòng (hoặc tương đương) gồm: Phòng An ninh đối ngoại; Phòng An ninh chính trị nội bộ; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Phòng cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC; Phòng hồ sơ và Trưởng công an H.Phú Giáo.8 phó phòng (đều là thượng tá) nghỉ hưu trước tuổi, ở các phòng hoặc cấp tương đương, gồm: Phòng An ninh đối nội; Phòng An ninh kinh tế; Văn phòng Cơ quan CSĐT; Phòng Cảnh sát hình sự; Phòng Kỹ thuật hình sự và Phó công an TP.Tân Uyên, Phó công an H.Bắc Tân Uyên, Phó công an H.Bàu Bàng.Cùng ngày (28.2), Công an tỉnh Bình Dương cũng công bố tiếp nhận một số nhiệm vụ từ các sở ngành khác chuyển giao cho công an quản lý kể từ ngày 1.3.Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương quyết định chuyển giao một số chức năng quản lý nhà nước từ Sở Tư pháp, Sở LĐ-TB-XH, Sở GTVT và Sở TT-TT cho Công an tỉnh Bình Dương quản lý.Trong đó bao gồm các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp; cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; bảo đảm an toàn thông tin mạng.
VinFast VF 8, VF 9 phiên bản pin mới tăng giá 110 triệu đồng
Vào thời điểm trên, xe khách mang biển kiểm soát 26F-009.XX do tài xế N.Đ.H (42 tuổi, trú tại Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội. Khi xe đến Km235+100 QL6 đã va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36R. 004.XX lưu thông theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong, 8 người bị thương nặng. Trong số 6 người tử vong, có 5 người trên xe khách và lái xe đầu kéo.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Công an tỉnh Sơn La) đã có mặt tại hiện trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cấp cứu người bị nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân sơ bộ được xác định là xe khách đi vào đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt dẫn đến phần đuôi xe văng vào đầu xe đầu kéo đi chiều ngược lại.Vụ tai nạn đã khiến đoạn đường bị ách tắc trong 2 giờ. Hiện cơ quan công an và lực lượng chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.